Mùi thơm trong và ngát của trầm hương thường được ví như sự tĩnh diệu của tâm hồn đưa con người ta đến bậc cao của cảm xúc, không vướng bụi trần. Hương bay thoảng, không gắt, mùi thơm thanh tao, thoát tục khiến người ta thanh thản. Thực ra, nén nhang nào cũng là nén nhang tâm linh, đại diện cho những ý nguyện, tấm lòng của mình hướng về những đấng bề trên. Tuy nhiên mang trong mình mùi thơm dịu ngọt giúp an thần dưỡng khí Trầm Hương trở thành cầu nối của cảm xúc giúp người sở hữu cân bằng âm dương. Vì thế, Nhang Trầm Hương luôn được sử dụng điều để thờ cúng tại những chốn tôn nghiêm.
Từ xưa đến nay, ông cha ta quan niệm rằng thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, phú quý cũng có thể nói Thần tài là một vị gia thần của người Việt. Trong nhà, văn phòng công ty hay các cơ sở kinh doanh hầu như đều có bàn thờ Thần Tài. Hơn nữa việc thờ cúng thần tài không chỉ chú trọng vào những dịp lễ tết, mà từ trước đến nay hai vị thần này đều được thờ cúng quanh năm. Đặc biệt đối với gia đình làm ăn buôn bán thì việc thắp nhang thờ cúng thần Tài càng phải chỉnh chu, tươm tất để có thể làm ăn phát tài phát lộc, buôn may, bán đắt, ngoài ra còn được sức khỏe đủ đầy, gia đình hạnh phúc.

Chính vì vậy mà vai trò của Thần Tài ngày càng được xem trọng hơn, người ta sẽ thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ buôn may bán đắt mỗi ngày. Người ta tin rằng, dòng khói nhang chính là dòng chảy nối giữa hai miền tâm linh, hai thế giới âm dương cách biệt, lòng thành sẽ được thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, cứ thế đã trải qua bao thăng trầm, thắp nhang trở thành truyền thống được gìn giữ và ngày càng được trân quý. Nén Trầm Hương cũng trở thành sản phẩm tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt.
Theo dân gian
Xưa kia nữ thần Thiên Y An Na là thần cai trị cái đẹp của bộ tộc người Chăm. Trên người bà toát lên một mùi hương thoang thoảng, nhẹ nhàng. Bà đi đến đâu, hương thơm tỏa ra đến đấy. Cây Dó Bầu trong rừng chính nhờ hấp thụ mùi hương này mà theo thời gian sinh ra Trầm Hương. Chính vì vậy, loài cây này vương vấn hương trên người nữ thần mà có mùi thơm nồng nàn.

Theo khoa học
Đây là một loại gỗ được sinh ra trên thân cây Dó Bầu. Chứ không phải là một giống cây như chúng ta vẫn lầm tưởng. Cây Dó Bầu “bị thương” do sự tác động của côn trùng và khí hậu. Sau đó nó tiết ra một loại nhựa để chữa lành vết thương. Theo thời gian, hấp thụ gió sương của tự nhiên, hơi thở đất trời mà tạo thành một loại gỗ thơm ngào ngạt.
Nhang Trầm Hương được dùng rất nhiều trong việc tín ngưỡng thờ cúng của Phật tử Việt Nam. Mùi thơm trong và ngát của trầm hương thường được ví như sự tĩnh diệu của tâm hồn đưa con người ta đến bậc cao của cảm xúc, không vướng bụi trần. Hương bay thoảng, không gắt, mùi thơm thanh tao, thoát tục khiến người ta thanh thản. Thực ra, nén nhang nào cũng là nén nhang tâm linh, đại diện cho những ý nguyện, tấm lòng của mình hướng về những đấng bề trên. Tuy nhiên mang trong mình mùi thơm dịu ngọt giúp an thần dưỡng khí Trầm Hương trở thành cầu nối của cảm xúc giúp người sở hữu cân bằng âm dương.

Đối với các doanh nhân, những người làm ăn kinh doanh, thắp nhang Trầm Hương trên bàn thờ thần Tài - thứ hương toát lên từ linh khí của đất trời như một sự tinh tế của gia chủ, biểu đạt sự quan tâm lớn lao đến âm phần của gia đình và những cầu mong làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Nhang trầm không phải là sự màu mè của thời đại mới mà là loại nhang truyền thống được truyền lại từ các bậc tiền nhân.
Phong tục Việt Nam trải qua biết bao giai đoạn lịch sử. Nhưng những lễ nghi đặc sắc và gắn bó với tầng lớp nhân dân ta vẫn luôn được gìn giữ. Nếu như “miếng trầu là đầu câu chuyện” trong giao tiếp thời xưa. Thì nén nhang Trầm trên bàn thờ Thần Tài là nghi lễ quan trọng còn được lưu giữ và trân trọng đến ngày nay.